Hội Những người bạn của Học viện Viễn Đông Bác cổ (Société des Amis de l’École française d’Extrême-Orient, SAEFEO) được thành lập theo sắc lệnh của Tổng thống Cộng hòa Pháp ngày 16/8/1934. Mục đích của Hội là hỗ trợ cho EFEO bằng vật chất và tinh thần trong việc thực hiện nhiệm vụ của EFEO theo Sắc lệnh ngày 3/4/1920 (Sắc lệnh của Tổng thống Pháp về việc giao tư cách pháp nhân dân sự cho EFEO) Thòi gian hoạt động của Hội là không giới hạn. Trụ sở chính của Hội tại 6 Place Iéna, Paris (trụ sở của Bảo tàng Guimet – Musée national des Arts asiatiques – Guimet (Bảo tàng quốc gia về Nghệ thuật châu Á – Guimet)) (1). Những nhiệm cụ chính của Hội là: Kêu gọi ủng hộ hoặc cho vay tiền không có lãi để thực hiện các cuộc khai quật, tìm kiếm di tích của các nền văn minh cổ xưa; Tổ chức các chuyến đi công tác, phát triển các bộ sưu tập của Bảo tàng Louis Finot, của Thư viện EFEO tại Hà Nội; Thu nhận các đồ vật, tác phẩm, tài liệu có giá trị nghệ thuật khảo cổ hoặc lịch sử cho EFEO; Kêu gọi tặng quà bằng hiện vật cho EFEO; Tổ chức các hội nghị và hội thảo; Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm.

Đứng sau G. Cœdès là ông Nguyễn Văn Tố và ông Trần Văn Giáp.
Hội có 2 chi hội (section) tại Đông Dương và tại Pháp. Các thành viên của Hội là những tổ chức, cơ quan và các cá nhân ít nhiều có quan hệ với EFEO về chính quyền, tài chính và nhất là khoa học. Hội có các danh hiệu thành viên khác nhau: thành viên danh dự (membre d’honneur) ; thành viên sáng lập (membre fondateur), thành viên suốt đời (membre à vie), thành viên hoạt động (membre actif), hội viên (membre adhérent). Danh hiệu Thành viên danh dự được Hội đồng quản trị trao tặng cho những người nổi tiếng, ủng hộ Hội bằng tên tuổi của họ và bảo trợ cho Hội. Tại nhiệm kỳ đầu tiên, các chủ tịch danh dự của Hội là các ông Bộ trưởng Bộ thuộc địa; ông Thượng nghị sĩ, cựu Toàn quyền Đông Dương Alberrt Sarraut và ông Louis Finot, giám đốc đầu tiên của EFEO, thành viên của Viện Pháp quốc. Kinh phí hoạt động của Hội là do các hội viên đóng góp: trừ thành viên danh dự, các thành viên khác đều phải đóng hội phí. Hội được điều hành bởi Hội đồng Quản trị (Conseil d’Administration) do Đại hội đồng bầu và có nhiệm kỳ 4 năm, gồm nhiều nhất là 30 thành viên. Một trong những thành viên sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Hội là Hầu tước Louis de Chasseloup-Laubat (con trai của Hầu tước Prosper de Chasseloup-Laubat, cựu Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp). Trong số thành viên hoạt động người Việt có các thành viên của EFEO như Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoan, Công Văn Trung, Ngô Quý Sơn, Nguyễn Thiệu Lâu, Nguyễn Văn Phong, Trần Kỳ Phương và các quan lại và trí thức như Nguyễn Văn Vĩnh (Tạp chí Annam nouveau), Phạm Quỳnh (Thượng thư bộ Học), Trần Trọng Kim (Hiệu trưởng Trường Pháp Việt), Đặng Phúc Thông (Kỹ sư Mỏ), Hoàng Trọng Phu (Tổng đốc). Ngô Đình Nhu (Phó Quản thủ Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, Vương Tứ Đại (cựu Thượng thư Bộ Công) … Số người Việt là hội viên cũng rất nhiều, thường là nhân viên của EFEO như Nguyễn Xuân Đồng, Trần Huy Bá, Trần Hàm Tấn, Đỗ Huy Nhiệm và giáo viên tại các trường học như các ông Dương Quảng Hàm, Hoàng Xuân Hãn (giáo sư trường Bảo Hộ, Hà Nội), Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp (giáo sư trường Thăng Long, Hà Nội), Nguyễn Thị Mão (trường Nữ sinh Đồng Khánh, Hà Nội), Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Duy Khiêm… Cho tới đầu những năm 1940, số hội viên đã lên tới trên nghìn người (2).

Hội thường tổ chức các hội nghị thông báo các hoạt động của EFEO và tổ chức cho các hội viên đi thăm những cơ sở, công trình của EFEO.
Ngoài các ấn phẩm Bulletin de l’EFEO và Annales d’Extrême-Orient xuất bản tại Paris, Hội xuất bản tập san Cahiers de l’École française d’Extrême-Orient (CEFEO), tại Hà Nội, 3 tháng một số. CEFEO ra được 40 số và 8 bản phụ trương: số 1 xuất bản vào quý 4 năm 1934 và số 40 vào quý 3 năm 1944, các bản phụ trương có ký hiệu A (1940-1941), B (1942), C (1943), D (1944), E (1945) và F (1946), G (1947), H (1948). Tập san này được dành cho các thành viên của EFEO, các thành viên sáng lập và thành viên hoạt động của Hội. Tập san thông báo: các hoạt động của EFEO về xuất bản, thư viện, các bảo tàng do EFEO quản lý hoặc kiểm soát như Louis Finot (Hà Nội), Henri Parmentier (Đà Nẵng), Khải Định (Huế), Blanchard de la Brosse (Sài Gòn), Albert Saraut (Pnompenh), Bảo tàng khảo cổ Thanh Hóa, Bảo tàng con người (trong Bảo tàng Maurice Long, Hà Nội), Viện Phật học Phnompenh, Phòng ảnh của Học viện … ; các chuyến đi công tác, nghiên cứu, bảo trì các công trình lịch sử … , các tham luận, bài viết do Hội tổ chức tại Bảo tàng Louis Finot.
Năm 1955, Hội xuất bản tại Paris ấn phẩm Cahiers de la Société des Amis de l’École française d’Extrême-Orient (CSAEFEO), số 1/1955. Trong số này có bài viết «Sitiation actuelle de l’École» tại Hội nghị Hội đồng Quản trị SAEFEO ngày 24/5/1955 của Jean Filliozat (1906-1982), Giáo sư Học viện Pháp quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SAEFEO và là Giám đốc EFEO từ 7/1956 đến 6/1977, báo hiệu thay đổi phương thức hoạt động của EFEO và của SAEFEO.
Tại Thư viện Khoa học xã hội thuộc Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện hàn lâm Khoa học xã hội) hiện lưu giữ đủ các số của CEFEO và số 1 của CSAEFEO. Dưới đây, xin đăng thư mục các bài viết có nội dung về Việt Nam có trong các số của CEFEO và CSAEFEO.
Bernard, Henri: Nouvelles recherches sur une période essentielle de l’histoire annamite : 1. Les annamites dans le rayonnement de la culture chinoise à la fin de la dynastie des Ming (Những khảo cứu mới về một giai đoạn trong lịch sử Việt Nam : 1. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cuối đời nhà Minh với người Việt, n°17); 2. Le rôle l’Annam et du Tonkin dans la préservation du patrimoine chinois sous les derniers prétendants Ming, Vai trò của Trung Kỳ và Bắc Kỳ trong việc bảo tồn di sản Trung Hoa giai đoạn cuối của nhà Minh, n°17); Conflit de la réligion annamite avec la réligion occident à la Cour de Gia Long (Mgr Pineau de Béhaine) (Xung đột giữa tôn giáo Việt Nam và tôn giáo Phương Tây vào thời triều Gia Long (Giám mục Bá Đa Lộc)), 2/12/1940, n°25)
Bezacier Louis : Interprétation d’une peinture chinoise (Diễn giải một bức tranh Trung Hoa, 15/3/1937, n°10); L’architecture réligieuse au Tonkin (Kiến trúc tôn giáo ở Bắc Kỳ, 14/2/1938, n°14); Le temple bouddhique Ninh Phúc à Bút Tháp (Chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp, 8/1/1940, n°22); L’Art funéraire annamite (Tang lễ của người Việt, 20/1/1941, n°26); L’art et les constitution militaires annamites (Nghệ thuật và pháp định quân sự Việt Nam, 3/2/1941, n°26); L’ancienne pagode Vạn Phúc à Phật Tích d’après les dernière fouille et la pagode actuelle (Chùa Vạn Phúc cổ ở Phật Tích theo những cuộc khai quật mới nhất và ngôi chùa hiện tại, 12/1/1942, n°30); La Pathéon des pagodes bouddhiques du Tonkin (Điện thờ Phật giáo trong các chùa ở Bắc Kỳ, 10/11/1942, n°33); Les principales époques de l’histoirs de l’art Annamite (Những thời kỳ chính của lịch sử nghệ thuật Việt Nam, 7/1/1944, n°38) ; La province de Thanh Hóa : principaux vestiges archéologique (Tỉnh Thanh Hóa : những di tích khảo cổ chính, 28/2/1944; n°38)
Boudet Paul: Francis Garnier (18/12/1939, n°20, 21); La conquête de la Cochinchine par les Nguyễn et le rôle de émigrés chinois (Cuộc chinh phục Nam Kỳ của nhà Nguyễn và vai trò của người Hoa di cư, 10/2/1941, n°26); Les trésors des archives des Empereurs d’Annam (Kho tàng văn khố của các Hoàng đế Việt Nam, 23/3/1942, n°30); Le maquis de Chasseloup-Laubat et la politique colonial du Second empire (Hầu tước Chasseloup-Laubat và chính sách thuộc địa của Đế chế thứ hai, 23/2/1943, n°34).
Claeys Jean-Yves : Fêtes nautiques annamites (Lễ hội của cư dân ven biển người Việt, 22/3/1937); L’annamite et la mer (À propos d’une enquête ethnologique pour le Musée d’histoire naturelle (Ngưởi Việt và biển, 21/3/1938); À propos des Moi chasseurs de sang (Về những kẻ săn máu Tây Nguyên, 9/1/1938, n°18); Archéologie Chame (Khảo cổ học Chămpa, n°18); La géographie humaine des pays annamites basée sur les observations aériennes (Địa lý nhân văn các vùng của Việt Nam dựa trên quan sát trên không, 19/2/1940, n°22);
Cœdès Gorges: Musée Louis Finot (Bảo tàng Louis Finot, n°5), Musée Henri Parmentier (Bảo tàng Henri Parmentier, n°6) ; Le pavillon de l’École francais d’ Extrême-Orient à l’Exposition de Hanoi (Gian trưng bày của EFEO tại Hà Nội, 1/12/1941, n°29), L’impire des Mers du Sud- Aspect ancien d’une question actuelle (Đế chế Nam Hải (nam Thái Bình Dương). Khía cạnh xưa với một vấn đề hiện nay. 2/3/1942, n°30).
Colani, Madeleine: Anciennes irrigations et bassins dans le Gio Linh (Thủy lợi và ao hồ xưa ở Gio Linh, 1/2/1937, n°10); Nécropole de Sa Huỳnh (Mộ cổ ở Sa Huỳnh, 20/12/1937, n°13); Pithécanthrope, Sinanthrope et chasse au singe (Người vượn, người vượn Bắc Kinh và việc săn bấn khỉ, n°13); Recherches préhistoriques en Baie d’Along (Nghiên cứu thời tiền sử tại Vịnh Hạ Long (23/1/1939, n° 18); Les temps héroïques de la préhistoire annamite (Thời kỳ hào hùng của người Việt thời tiền sử, n° 18); Les civilisations mélanésoides de l’Asie orientale (Các nền văn minh Melanesia ở Đông Á, 10/3/1941, n°26).
Coral-Remusat (Mme Guibert. de): Animaux fantastique de l’Indochine, de Insuline et de la Chine (Các loài vật tưởng tượng ở Đông Dương, Đông Ấn và Trung Hoa, n°6).
Filliozat, Jean : Situation acctuelle de l’Escole (Tình hình hiện này của EFEO, 24/5/1955, số 1-série mới)
Escalère, Lucien : La collaboration des missionaires catholique aux traveaux de l’EFEO (Sự cộng tác của các nhà truyền giáo Công giáo trong các hoạt động của EFEO, n°6).
Goloubew, Victor : Louis Finot et l’École française d’Extrême-Orient – Lettre préface de George Cœdès (Louis Finot và Học viện Viễn Đông Bác cổ – Lời mở đầu của George Cœdès n°3); La collaboration de l’aéronautique et de la marine aux travaux de l’ EFEO (Sự cộng tác của hàng không và hải quân trong các hoạt động của EFEO, n°6); Les peuples de Đông Sơn et les Mường (Người Đông Sơn và người Mường, 22/2/1937, n°10); La maison dongsonnienne (Nhà của người dân Đông Sơn, 17/1/1938, n°14); Le lampadaire de Lạch Trường (Đèn ở Lạch Trường, 16, 23/12/194, n°25); La Chine antique et l’archéologie du Tonkin (Le vase curtis au Musée de Louvre) (Trung Quốc cổ đại và khảo cổ học Bắc Kỳ; 16/3/1942, n°30); L’art khmèr en ses relation avec l’art classique indiens (Nghệ thuật Khmer trong mối quan hệ với nghệ thuật cổ điển Ấn Độ, 1/12/1942, n°33).
Guillement, Paul : Le fête Moi chez le Bahnars (Lẽ hội của người Bahnar, 8/12/1941, n°29); Le chasse chez les Bahnares (Săn bắn của người Bahnar, 17/11/1942, n°33); Recherches ethnologiques en pays moi : but, résultats. difficultés (Nghiên cứu dân tộc học ở Tây Nguyên : mục đích, kết quả và những khó khăn (8/12/1942, n°33); Genres de vie chez les Moi (Phong cách sống của người Tây Nguyên; 22/3/1943, n°34); La mort et l’enterrement chez les Bahnar du Kontum (Cái chết và việc chôn cất người chết của người Bahnar ở Kontum, 13/12/1943, n°37).
Janse, Olov : Récentes fouillés au Tonkin et dans le Nord Annam (Các cuộc khai quật gần đây ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, n°2).
Lévy, Paul : Madeleine Colani (1866-1943) et la préhistoire Indochine (Madeleine Colani (1866-1943) và thời tiền sử ở Đông Dương; 6/12/1943, n°37).
Mus, Paul : Recherches archéologiques et philologiques dans le Sud-Annam (Nghiên cứu khảo cổ và ngữ văn ở Nam Trung Kỳ, n°4).
Madrolle, Claudius : Deux ambassades Annamites à la cour de Chine. Le Yué-Tchang (Việt Chương) (Hai sứ quán Việt Nam tại triều đình Trung Hoa, Việt Chương (Supplément G, 1947); La reine Lieou (Fan) et le Founan (Hoàng hậu Lieou (Fan) và Phù Nam (Supplément G, 1947); Histoire du Vietnam (Annam). Depuis les origines à la dynastie des Han – Comment le Viet Chuong est devenu le Giao Chi (Lịch sử Việt Nam (An Nam). Từ nguồn gốc đến thời nhà Hán – Tại saoViệt Chương trở thành Giao Chỉ, (Supplément H, 1948).
Malleret, Louis: Une tentative ignorée d’établissement français en Indochine au XVIIIe siècle. Les vues de l’Amiral d’ Estaing (Một nỗ lực nhằm thiết lập một Đông Dương thuộc Pháp bị bỏ qua. Quan điểm của Đô đóc Estaing, 15/12/1941, n°29)
Marcel, Ner: Les ordalies en pays Moi (Những thử thách tại Tây Nguyên, n°4); L’art chez Moi du Sud-Annam (Nghệ thuật của người Tây Nguyên ở Nam Trung Bộ, n°6); La mentalité archaïque chez les montagnards du Sud-Annam, (Tâm tính cổ xưa của cư dân nam Trung Bộ, n°9); Les musulmans de l’Indochine français (Người Hồi giáo tại Đông Dương, 24/2/1941, n°26); Les coutumiers Mois (Những phong tục của người Tây Nguyên, 26/1/1942, n°30); L’habitation Rhadée (Nhà ở của người Rhadé, 9/1/1943, n°34); Les jeux Moi (Trò chơi của người Tây Nguyên; 29/3/1942, n°34);
Nguyễn Thiệu Lâu: Le port et la ville Faifo (Thương cảng và thành phố Hội An, 5/1/1942, n°30); Les orgines de Huê (Những cội nguồn của Huế, 26/1/1943, n°34); L’eau et les paysans dans la plaine de Ninh Hòa (Nước và nông dân vùng đồng bằng Ninh Hòa, 17/1/1944, n°38);
Nguyễn Văn Huyên: Le mariage chez les populations du Haut-Tonkin (Hôn nhân của người miền núi Bắc Kỳ, 1/3/1937, n°10); Le problème de la paysannerie au Tonkin (Vấn đề nông dân ở Bắc Kỳ, 5/4/1937; n°11); Une bataille céleste dans la tradition annamite – La fête de Phù Đổng (Một trận chiến truyền thống của người Việt – lễ hội Phù Đổng, 24/1/1938, n°14); L’Imagerie populaire au Tonkin (Tranh dân gian ở Bắc Kỳ, 21/2/1938, n°14); Recherches sur la vie religieuse du Haut-Tonkin. Un panthéon taoïque et les guérisons miraculeuses (Những nghiên cứu về đời sống tôn giáo ở vùng núi Bắc Kỳ. Một ngôi đền Đạo giáo và sự chữa lành bệnh kỳ lạ, 6 và 13/2/1939, n°18), Le peuplement et l’habitation dans la province de Lạng Sơn (Cư dân và nhà ở của tỉnh Lạng Sơn, 29/1/1940, n°22); Le costume annamite : son évolution et son sens social (Trang phục người Việt : sự tiến hóa và ý nghĩa xã hội của nó, 18/3/1940, n°22); Une enquête sur l’habitation en Indochine (Khảo sát về nhà ở tại Đông Dương (6/1/1941, n°26); Les types de l’habitation rurale Annamite (Các loại nhà ở tại nông thôn người Việt, 13/1/1941, n°26); Le culte des immortels en Annam (Cúng thần tại Việt Nam, 2 và 9/3/1942, n°30); La naissance de l’École des magiciens du Nội Đạo en Annam (Sự ra đời trường phái của các phù thủy Nội Đạo ở Trung Kỳ, 5/1/1943, n°34); Les Mán du Tonkin et leur habitation (Người Mán ở Bắc Kỳ và nhà ở của họ, 1/3/1943, n°34); Recherches sur les coutumiers annamites (Nghiên cứu về các phong tục của người Việt, 10/1, 6/3/1944, n°38).
Nguyễn Văn Tố: Sculptures annamites (Điêu khắc Việt Nam, 25/1/1937, n°10), Les Animaux dans l’art annamite (Động vật trong nghệ thuật Việt Nam, 7/2/1938, n°14); La figure humaine dans l’art annamite (Hình tượng con người trong nghệ thuật Việt Nam, n°18); Les plantes dans l’art Anamite (Cây trồng trong nghệ thuật Việt Nam, 26/2/1940, n°22); La pagode annamite (17/2/1941, n°26); Les mobilier des pagodes Annamites (Nội thất trong Chùa Việt Nam, 9/2/1942, n°30); La Céramique de Đại la (Đồ gốm sứ Đại La, 19/1/1943, n°34); Objects de culte Annamite (Những đồ thờ cúng của người Việt), 14/2/1944, n°38)
Taboulet, Georges: Les débuts de l’amiral Bonard en Cochinchine (Những’ tiến hành đầu tiên của đô đốc Bonard trong cuộc xâm chiếm Nam Kỳ, 6/10/1942.
Trần Văn Giáp: Relation d’une ambassade annamite en Chine au XVIII siècle (Mối quan hệ của sứ quán Việt Nam tại Trung Hoa, 3/3/1941, n°26); La vie d’un mandarin au XVI siècle d’après une stèle funéraire découvert dans la région de Đông Sơn à Thanh Hóa (Cuộc đời của một quan lại ở thế kỷ 16 qua một tấm bia mộ được phát hiện tại vùng Đông Sơn, Thanh Hóa, 17/3/1941, n°26); Autour des stèles du Văn Miếu de Hà Nội (Bia Văn Miếu Hà Nội, 15/1/1940, n°22); Les empereurs d’Annam et le bouddhisme (Các hoàng đế Việt Nam và Phật giáo; 23/2/1942, n°30); Les deux sources du bouddhisme annamite. Ses rapports avec l’Inde et la Chine (Hai nguồn gốc Phật giáo Việt Nam, Những mối quan hệ với Ấn Độ và Trung Hoa, 24/11/1942, n°33); Un rituel bouddhique Annamite (Một nghi lễ Phật giáo của người Việt, 31/1/1944, n°38)
Société des Amis de l’École française d’Extrême-Orient : l’École française d’Extrême-Orient pendant l’ocupation étrangère 1940-1945 (Học viện Viễn Đông Bác cổ thời kỳ Nhật chiếm đóng 1940-1945, Suplément F, 1946)
Taboulet Georges (1888 – 1979) : Directeur de l’instruction publique en Indochine
Chú thích :
1. Cahiers de l’École française d’Extrême-Orient (Sổ tay EFEO), No9, quatrième trimestre de 1936, tr. 16-30
2. Bảo tàng Guimet là một trong những bảo tàng lớn nhất về nghệ thuật châu Á nằm ngoài châu Á được thành lập năm 1889 theo sáng kiến của nhà công nghiệp và nhà sưu tập Émile Guimet (1836-1918).